Nhân Sâm Cải Thiện Bệnh Tiểu Đường

Có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng sử dung nhân sâm có nhiều tác dụng tốt, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh khác nhau còn hữu ích giúp cho việc bồi dưỡng cho cơ thể. Nhưng nhân sâm cần phải sử dụng liều lượng hợp lý không nên tuỳ tiện.

Công Dụng Của Nhân Sâm Tươi 

Nhân sâm là vị thuốc đứng đầu trong các vị bổ.
Trong Y học cổ truyền, nhân sâm có vị ngọt, hơi đắng, không độc vào kinh tâm, phế, tỳ; có tác dụng đại bổ nguyên khí, trợ hỏa, hồi dương cứu nghịch, bổ tỳ ích phế, sinh tân, an thần, bổ khí cố thoát, là vị thuốc đứng đầu trong điều trị các chứng hư, mệt mỏi, nội thương. Là một loại thảo dược thiên nhiên quý giá chứa nhiều thành phần dưỡng chất quan trọng có tác dụng tốt đối với sức khỏe.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì loại thảo dược này chứa rất nhiều thành phần khác nhau, trong đó có 32 hợp chất soponin triterpen, 30 chất là saponin dammaran tạo nên giá trị dược tính của nhân sâm. Ngoài ra thì còn có 7 hợp chất polyacetyle, 17 acid amin, 17 acid béo (acid palnitic, stearic, oleic, linoleic và linolenic,…), 20 nguyên tố di lượng cần thiết cho cơ thể (như Fe, Mn, Co, Se, K,…), các loại vitamin A, B1, B2, C,…
Thành phần Saponin gồm các ginsenosides: Ginsenosides Ro, Re, Rg1, Rg2, Rg3, Rh1, Rh2, Ra1, Ra2,… Vì thế tác dụng của nhân sâm là: thanh nhiệt giải độc, hạn chế viêm nhiễm, tác dụng kiểm soát kết tập tiểu cầu, giảm nguy cơ và triệu chứng bệnh tiểu đường, hạn chế xơ cứng động mạch, cơn đau liên quan đến tế bào thần kinh não, tác dụng tốt trong việc tăng cường sinh lý, hạ đường huyết, viêm loét dạ dày… Rh2, Rg3 được biết đến là hoạt chất có tác dụng khống chế và kìm hãm sự phát triển của khối u, hỗ trợ điều trị ung thư. Hiện nay, khoa học đã áp dụng thành phần Rh2, Rg3 từ nhân sâm để chế biến các loại dược phẩm hạn chế tế bào ung thư.

Bài Thuốc Từ Nhân Sâm Cho Bệnh Đái Tháo Đường 


Nhân sâm Hàn Quốc
vốn được xếp vào thứ thức ăn bổ dưỡng, hoàn toàn không phải là thuốc chữa bệnh ( và hoàn toàn không mang đến hiệu lực kích thích như thuốc chữa bệnh )

Bài Thuốc 1: Nhân sâm 3g, mạch môn 9g, qua lâu nhân 3g, tri mẫu 3g, cam thảo sao 3g, sinh địa 3g, cát căn 3g, bạch linh 3g.

Thực hiện: Tất cả đem ngâm nước 1 giờ rồi sắc kỹ lấy nước cốt, chia uống 2 lần trong ngày với nước ấm.

Công dụng: Thanh vị nhuận phế, sinh tân ích khí. Dùng cho người bị đái tháo đường có biểu hiện khát nhiều, uống nhiều, hay có cảm giác khó thở, ngực bụng bồn chồn và nóng bức không yên.

Bài Thuốc 2: Nhân sâm 4,5g, thiên môn 9g, mạch môn 9g, thiên hoa phấn 9g, hoàng cầm 6g, tri mẫu 6g, lá sen 6g, cam thảo sao 3g.

Thực hiện: Tất cả đem ngâm nước nửa giờ rồi sắc uống. Cũng có thể hãm với nước sôi trong bình kín, sau 30 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

Công dụng: Dưỡng âm thanh nhiệt, ích khí sinh tân. Dùng cho người bị đái tháo đường có biểu hiện họng khô, miệng khát, uống nhiều, tiểu tiện nhiều, tinh thần mỏi mệt, hay có cảm giác khó thở, đại tiện táo.

Bài Thuốc 3: Nhân sâm 6g, mạch môn 15g, ngũ vị tử 10g.

Thực hiện: Tất cả sấy khô, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15-20 phút có thể dùng được, uống thay trà trong ngày.

Công dụng: Ích khí sinh tân, liễm âm chỉ hãn. Dùng cho người bị đái tháo đường có biểu hiện mệt mỏi như mất sức, khó thở, hồi hộp trống ngực, họng khô miệng khát, hay vã mồ hội, thường kèm theo bệnh hô hấp mạn tính với triệu chứng ho khan, ít hoặc không có đờm. Y học cổ truyền gọi là thể bệnh khí âm lưỡng hư.

  • Lưu Ý :Do tác dụng của nhân sâm có thể làm giảm lượng đường trong máu nên có thể gây ra giảm khả năng tập trung và tụt đường máu.Đồng thời, nhân sâm có tác dụng giống estrogen nên không nên dùng cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em.

Nhà Thuốc Nguyễn Trần Hỗ Trợ Tư vấn sức khoẻ số hotline : 0906 852 188 

Trả lời