Cuộc sống quá nhiều thứ áp lực chúng ta luôn phải chạy đua với thời gian xoay quanh nhiều thứ để lo. Những vấn đề đó khiến chúng ra rơi vào tình trạng mất ngủ, chán ăn, thường khó đi vào giấc ngủ sâu. Nhưng cứ kéo dài tình trạng này gây ảnh hưởng đến sức khoẻ trầm trọng nhiều người hay xem thường và lạm dụng thuốc ngủ. Bảo vệ sức khoẻ cho đến tương lai sau này chúng ta nên cắt nguyên nhân như do stress, áp lực, hay lo lắng,… nhiều lý do khác, chúng ta cố gắng bổ sung dinh dưỡng khoa học mỗi ngày giúp ích rất nhiều cho việc đem lại một giấc ngủ ngon mà thường không để tâm đến.
Nguyên Nhân Mất Ngủ?
Mất ngủ có nhiều dạng bao gồm: Khó ngủ, ngủ không ngon giấc, thức dậy nhiều lần trong khi ngủ. Không thấy tỉnh táo hoặc thấy mệt sau khi thức dậy. Tỉnh giấc nhiều lần khi ngủ và khó ngủ lại.
Bệnh mất ngủ do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, nếu chỉ bị mất ngủ thoáng qua thì có thể là do một số nguyên nhân sau:
- Căng thẳng, stress, hay lo lắng, trầm cảm,…
- Bị rối loạn giờ thức và ngủ trong ngày vì thay đổi lịch làm việc hoặc do chênh lệch múi giờ.
- Sử dụng các chất gây nghiện và kích thích như: Cà phê, trà, thuốc lá, rượu,…
- Ăn quá no trước giờ đi ngủ, gây nặng bụng, khó tiêu, ợ hơi. Các yếu tố về môi trường ngủ xung quanh như: có quá nhiều ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm ..
Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể bởi giấc ngủ giúp cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng.
Một người bình thường có thời gian ngủ trung bình khoảng 7 – 8 giờ mỗi đêm, hoặc có thể dao động từ 4 – 11 giờ. Một giấc ngủ có chất lượng là phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản như: đủ giờ, đủ sâu và quan trọng là cảm thấy khoẻ khoắn, tỉnh táo khi thức dậy…
Nếu không phải do những nguyên nhân trên gây ra bệnh mất ngủ, đồng thời bị mất ngủ trong thời gian dài mà không chấm dứt thì có thể đó là mất ngủ mãn tính. Nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ mãn tính có thể là do người bệnh gặp vấn đề bệnh lý như
- Thay đổi nội tiết tố: Độ tuổi trung bình ở phụ nữ mãn kinh là 50 tuổi. Ở giai đoạn này, sự thay đổi nội tiết tố có thể khiến phụ nữ ngủ không ngon giấc.
- Các bệnh lý như Tim mạch, dạ dày, tuyến giáp, bệnh khớp hay viêm dị ứng và những bệnh liên quan đến giấc ngủ khác như: ngưng thở khi ngủ, ác mộng, mộng du, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ … cũng gây ra bệnh mất ngủ.
- Ngoài ra, bệnh mất ngủ mãn tính có thể liên quan đến một số bệnh lý tâm thần như: trầm cảm, hưng cảm, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn stress sau chấn thương, nghiện (rượu và các chất dạng thuốc phiện) tâm thần phân liệt, sa sút trí tuệ.
Những tác hại trầm trọng từ bệnh mất ngủ kéo dài khiến chúng ta – Tinh thần không tươi tỉnh, tỉnh táo, thường xuyên thấy buồn ngủ, kém linh hoạt. Cơ thể mệt mỏi, dễ cáu gắt, giảm khả năng tập trung chú ý, trầm cảm. Ảnh hưởng đến khả năng làm việc và học tập, điều trị bênh lý khác, tinh thần không tỉnh táo dễ gây ra tai nạn khi lái xe, vận hành máy móc …
Cách Cải Thiện Giấc Ngủ và Bổ Sung Dinh Dưỡng Giúp Cho Giấc Ngủ Tốt Hơn
– Chuẩn bị giấc ngủ: Tạo tâm trạng thư thái, thoải mái trước khi ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn, mền, trải giường sạch sẽ v.v…
– Điều trị bằng các liệu pháp tâm lý: Hãy để giấc ngủ đến một cách nhẹ nhàng. Tạm thời gác lại các suy nghĩ, lo lắng và công việc trước giờ đi ngủ. Nếu không ngủ được sau khoảng 10 – 15 phút thì có thể tập một vài động tác nhẹ nhàng, thư giãn, nghe nhạc nhẹ, tắm nước ấm, ngâm châm nước nóng, massage hoặc chúng ta kết hợp y học cổ truyền việc chăm cứu, bấm huyệt ,…sẽ giúp hạn chế triệu chứng của bệnh mất ngủ.
Dinh Dưỡng Cho Giấc Ngủ
Chế độ ăn uống cũng có tác động không nhỏ đối với chất lượng giấc ngủ của bạn. Do đó, nếu muốn áp dụng những cách trị mất ngủ tại nhà không dùng thuốc, bạn có thể bắt đầu bằng việc thay đổi chế độ ăn uống của mình, ăn uống khoa học và lành mạnh hơn.
– Bổ sung đủ các nhóm vitamin A,B,C,D,.. đặc biệt là các khoáng chất Magie, sắt, Kali, Omega-3..
– Vitamin B1 (Thiamin): Giúp chuyển hóa các chất bột, đường thành năng lượng và giúp các dây thần kinh hoạt động tốt, làm cho cơ thể thoải mái. Ở những người mất ngủ, nồng độ vitamin B1 trong máu thường rất thấp. Do đó, nên ăn những thức ăn giàu loại sinh tố này như gạo lức, thịt lợn tươi, cá tươi, gà, sữa đậu nành, măng tây.
– Magiê: Nhiều nghiên cứu cho thấy, mất ngủ là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng thiếu magiê vì chất này có chức năng làm thư giãn cơ bắp tự nhiên… Những thức ăn giàu magiê là: rau mồng tơi, rau bina (spinach), rau muống, rau dền, trái bơ, hạnh nhân, hạt bí, chocolate, lúa mạch.
– Tryptophan: Có nhiều trong thịt gà, lạc… Chất này có thể gây buồn ngủ do làm tăng nồng độ serotonin trong não. Nếu hơi đói bụng vào lúc sắp sửa đi ngủ, hãy uống một ly sữa ấm với chút mật ong, kèm vài hạt hạnh nhân, một miếng gà tây ăn với bánh mì, nui hay cơm. Điều này sẽ giúp cho tryptophan mau được hấp thu vào máu
– Bổ sung dinh dưỡng các thực phẩm như : quả óc chó, hạt nhân, hạt sen, củ sen, rau nhút, bí đỏ, đẳng sâm, mộc nhĩ đen, kỉ tử, đương quy, trứng, cá ( thu, hồi, mòi, basa), sữa chua, Mơ, chuối, chà là,…
Các món ăn tốt cho giấc mà còn ngon miêng : Cháo hạt sen, gà hầm thuốc bắc, canh hoa bách hợp cá diếc, cháo thịt bằm phục linh, canh hến linh chi,…
* Chúng Ta không nên
- Không uống rượu bia: Uống rượu bia trước khi ngủ có thể giảm chất lượng giấc ngủ REM – giấc ngủ chuyển động mắt nhanh, thời điểm cơ thể được nghỉ ngơi nhiều nhất. Như vậy, bạn dễ ngủ chập chờn không sâu giấc, tỉnh dậy trong trạng thái uể oải mệt mỏi.
- Hạn chế uống cà phê vào chiều tối: Tác dụng của caffeine có thể kéo dài đến 12 giờ sau khi tiêu thụ. Do đó, uống cà phê vào buổi trưa hoặc chiều có thể dẫn đến việc trằn trọc khó ngủ vào ban đêm. Phương pháp trị mất ngủ đơn giản, hiệu quả chính là, chỉ uống cà phê hoặc tiêu thụ thực phẩm làm từ cà phê vào buổi sáng.
- Không uống quá nhiều nước vào buổi chiều muộn: 70% cơ thể chúng ta là nước. Vì vậy, việc uống đầy đủ lượng nước trong ngày là việc vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, bạn không nên uống một lượng nước lớn trước khi đi ngủ vì như vậy sẽ làm bạn mắc tiểu vào giữa đêm khiến bạn thức dậy để đi vệ sinh làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.
- Ăn thực phẩm quá béo hoặc quá cay: Các loại thực phẩm này sẽ khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, dễ dẫn đến trào ngược axit gây cảm giác khó chịu, không ngủ được.
- Vận động với cường độ cao: Vận động quá mức sẽ làm tăng nhịp tim, khiến cơ thể bị kích thích, khó thư giãn và đi vào giấc ngủ ngon.
- Suy nghĩ về công việc: Trước khi ngủ, suy nghĩ về công việc quá nhiều khiến bạn cảm thấy bồn chồn, căng thẳng, trằn trọc khó ngủ. Do đó, cách trị mất ngủ cho những ai hay gặp áp lực trong công việc chính là hạn chế nghĩ về công việc tối thiểu 1 tiếng trước khi ngủ bằng cách ngồi thiền định hay tập thở.
- Ngủ không theo lịch trình cố định: Việc ngủ đúng giờ cũng tạo nên thói quen nghỉ ngơi cho não bộ. Để có giấc ngủ tốt chúng ta nên đi ngủ 1 thời gian cố định trong ngày. Nếu phải làm việc ca đêm thì có giấc ngủ bù hợp lý.
Chúc mọi người áp dụng được chế độ dinh dưỡng trên cải thiện được giấc ngủ hiệu quả. Nâng cao được sức khoẻ hằng ngày qua cách bổ sung dinh dưỡng khoa học nhé
Nhà Thuốc Nguyễn Trần Hỗ Trợ Tư vấn sức khoẻ số hotline : 0906 852 188
Xem thêm: Sâm Ngọc Linh ngâm mật ong
Có thể bạn quan tâm:
Hoa Đu Đủ Đực Ngâm Mật Ong Và Những Công Dụng Cho Sức Khỏe
Hoa đu đủ đực ngâm mật ong, một nguyên liệu thiên [...]
Khám Phá Cây Xạ Đen: Dược Liệu Quý Giá Từ Thiên Nhiên
Cây xạ đen Hòa Bình từ lâu đã được biết đến [...]
Nấm Chaga Siberia Nguyên Khối mua ở đâu tại TP.HCM?
Nấm Chaga Siberia, được biết đến như một loại “siêu thực [...]
Cây An Xoa Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Gan Từ Phương Pháp Thiên Nhiên
Cây An Xoa Bình Phước đã từ lâu được sử dụng [...]
Dược liệu thiên nhiên Cây Xương Khỉ cho sức khỏe
Tác dụng Cây xương khỉ, còn được biết đến với tên [...]
Sâm Dây Ngọc Linh – Báu Vật Của Đồng Bào Xê Đăng
Sâm Dây Ngọc Linh Kon Tum là một loại thảo dược [...]