Phân biệt tam thất nam và tam thất bắc

Tam Thất Bắc trị bệnh là một loại dược liệu quý, được sử dụng rộng rãi trong dân gian từ lâu vì những công dụng tuyệt vời của nó trong việc hỗ trợ điều trị các loại bệnh như thiếu máu, suy nhược cơ thể, người mới ốm dậy hay giúp tiêu u lành tính và hỗ trợ trong điều trị bệnh ung thư. Tuy nhiên thì trong quá trình sử dụng loại tam thất bắc rất dễ nhầm lẫn với tam thất nam. Sau đây là bài viết phân biệt hai loại tam thất này.

Tam thất nam và tam thất bắc là gì?

Tam thất nam còn có tên gọi khác là Tam thất gừng, Khương tam thất. Tên khoa học là Stahlianthus thorelii Gagnep. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).

Trong dân gian cũng gọi một loại cây khác là Tam thất nam nữa đó là Ngải máu (hay là Cẩm địa la). Cũng thuộc họ Gừng. Tên khoa học là Kaempferia rotunda L.

Tam Thất Bắc hay còn gọi là Sâm Tam Thất, thổ sâm, kim bát hoàn, kim bất hoán. Trong dân gian người dân dùng những các tên rất đẹp để đề cao giá trị  cũng như lợi ích to lớn của Tam Thất Bắc. Theo các tài liệu cổ, Tam thất là vị thuốc quý hiếm có thể sánh ngang với nhân sâm.

Mô tả

Tam thất nam là một loài cây thân thảo, cao 10-20 cm. Lá mọc thẳng từ thân rễ sau khi cây ra hoa. Lá có cuống dài, bẹ lá phát triển. Phiến lá hình mác thuôn dài, đầu nhọn, mép lá không có răng cưa. Lá có màu lục hoặc pha màu nâu tím. Thân rễ phân thành nhiều nhánh, mang nhiều củ nhỏ. Các củ tam thất nam nhỏ như quả trứng chim, xếp thành chuỗi, có nhiều ngấn ngang, màu trắng xám, vỏ nhẵn.

Trong khi cây tam thất bắc  là cây thân cỏ thuộc họ nhân sâm. Chiều cao cây trưởng thành từ 30-70cm.Lá kép hình chân vịt, thường mọc thành vòng, cuống lá dài hoặc có thể dài hơn chiều dài của lá, mỗi lá có từ 3 – 7 lá chét, có răng cưa nhỏ ở mép lá.Hoa tam thất bắc thường mọc thành từng cụm ở đầu cành, nụ nhỏ màu xanh nhạt sau nở thành màu hoa đỏ. Củ khô rất rắn có hình con quay, trụ hoặc giống con ốc đá, xung quanh củ nổi nhiều sần sùi màu chì, vàng nhạt, vị đắng hơi ngọt.

Tác dụng của Tam thất nam

Theo y học cổ truyền, Tam thất nam có vị cay, đắng, mùi hắc, tính ôn. Khác với Tam thất bắc có vị tiền khổ hậu cam, tức là trước đắng sau ngọt. Các y văn cổ có đề cập đến tác dụng thông kinh, hoạt huyết, tán ứ, tiêu thũng, chỉ thống. Dân gian thường sử dụng vị thuốc này để trị các chứng tiêu hóa kém, nôn mửa, tiêu chảy, đau nhức xương khớp, đau bụng hành kinh. Cho đến hiện tại, chỉ mới có duy nhất một nghiên cứu khoa học về tác dụng của Tam thất nam được công bố. Nghiên cứu chỉ ra rằng một số hoạt chất có trong dược liệu có khả năng giảm kích thước khối u. Khả năng gây độc các tế bào ung thư hiện đang là tiềm năng đầy hứa hẹn đồi với các hoạt chất này. Tuy nhiên chưa có nhiều bằng chứng về tác dụng của dược liệu này. Hiện nay việc sử dụng cây chủ yếu vẫn dựa trên kinh nghiệm.

Tam thất bắc có rất nhiều công dụng trong việc hỗ trợ điều trị các căn bệnh một cách hiệu quả, trong đó phải kể đến như tác dụng trong việc cầm máu, ứ huyết, tiêu sưng. Giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả với Saponin, bồi bổ cơ thể, hỗ trợ điều trị ung thư,…Công dụng của tam thất bắc đã được ghi nhận và chứng minh.

Tóm lại, Tam thất nam không giống Tam thất bắc. Tác dụng chủ yếu của nó là hoạt huyết và tán ứ. Không có tác dụng tăng cường sức khỏe như Tam thất bắc. Khi có nhu cầu sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn dùng thuốc một cách hợp lý để tránh các rủi ro khi sử dụng.

Để mua sản phẩm Tam thất bắc trị bệnh uy tín và chất lượng uy tín và chất lượng, các bạn có thể tham khảo tại Công ty Nguyễn Trần. Đây là nơi với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thảo dược, có sự chọn lọc các loại thảo dược kỹ lưỡng, lấy chất lượng làm đầu cùng với sự đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm đạt chuẩn được các cơ quan uy tín chứng nhận.

 

Trả lời